Tiêu chuẩn về hệ thống

quản lý chất lượng

Tiêu chuẩn
GMP-WHO/GLP/GSP

Tiêu chuẩn
GMP- TPBVSK

Đầu tiên tại Việt Nam

Tiêu chuẩn
CGMP - ASEAN

Mỹ phẩm

Tiêu chuẩn
ISO 13485

Trang thiết bị y tế

Vì sao bạn nên chọn
Meracine Manufacture?
0 +
Năm
kinh nghiệm
0 +
Đối tác
uy tín
0 +
Chuyên gia, dược sĩ
0 +
Sản phẩm chất lượng
Đối tác quan trọng
đồng hành cùng Meracine
Sản phẩm của chúng tôi

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Xem chi tiết

Mỹ phẩm

Mỹ phẩm

Xem chi tiết

Sản phẩm nổi bật

Thuốc

Thuốc

Xem chi tiết

Trang thiết bị y tế

Nhà phân phối khác

Danh hiệu & Giải thưởng

Tin tức & Sự kiện

Chơi Video

Thận là cơ quan trong hệ tiết niệu có chức năng chính là tạo thành và bài xuất nước tiểu, thải độc khỏi cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và duy trì sự sống.

Có nhiều nguyên nhân khiến một người gặp vấn đề về thận như: bệnh tiểu đường, huyết áp cao, béo phì, hút thuốc, yếu tố tuổi tác, đặc biệt là thực phẩm ăn uống hàng ngày ảnh hưởng đến thận. Khi mắc bệnh thận, cần có chế độ ăn kiêng, đặc biệt là hạn chế natri và phốt pho.

Dưới đây là những thực phẩm tốt cho thận:

Súp lơ

Súp lơ xanh có nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, vitamin K và vitamin B folate, giúp giảm huyết áp, cân bằng lượng đường trong máu và giảm căng thẳng cho thận. Ngoài ra, trong súp lơ đầy đủ các hợp chất chống viêm như indoles, giàu chất xơ, ít kali, những người bị bệnh thận mạn tính nên ăn

Nho đỏ

Nho đỏ cung cấp nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa flavonoid, có tác dụng giảm viêm, bảo vệ thận. Ngoài ra, nho đỏ có hàm lượng resveratrol cao có lợi cho thận và hỗ trợ phòng chống bệnh tiểu đường.

Tỏi

Người có vấn đề về thận nên hạn chế lượng natri trong chế độ ăn uống, bao gồm cả muối. Tỏi có thể thay thế cho muối, làm gia vị. Tỏi cung cấp mangan, vitamin C, vitamin B6 và chứa các hợp chất lưu huỳnh có đặc tính hỗ trợ chống viêm.

Tỏi tốt cho thận do tính chất lợi tiểu, thải natri và nước dư thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.

Ức gà

Ức gà không da ít phốt pho, kali và natri hơn thịt gà, có lợi cho người bệnh thận.

Lòng trắng trứng

Lòng đỏ trứng rất bổ dưỡng nhưng giàu phốt pho, không tốt cho người bệnh thận. Trong khi đó, lòng trắng trứng nhiều protein chất lượng cao, có lợi cho thận. Những người trải qua điều trị lọc máu nên ăn lòng trắng trứng, vì lúc này cơ thể có nhu cầu cao về protein.

Hành tây

Hành tây có nhiều crom, một loại khoáng chất giúp cơ thể chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate, hỗ trợ giảm gánh nặng cho thận.

Bắp cải

Bắp cải chứa nhiều vitamin K, vitamin C và vitamin B, đặc biệt cung cấp chất xơ không hòa tan hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đây là loại rau không có kali, có lợi cho gan và thận, lại giàu chất phytochemical hỗ trợ cơ thể chống lại các gốc tự do gây bệnh mạn tính.

Củ cải

Củ cải phù hợp với người bệnh thận bởi ít kali và phốt pho. Củ cải cũng là nguồn vitamin C dồi dào, một chất hỗ trợ chống oxy hóa làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đục thủy tinh thể.

Dứa

Dứa chứa ít kali, hỗ trợ tiêu sỏi. Cách đơn giản nhất là ăn dứa chín hoặc ép dứa lấy nước uống. Trong dứa còn có vitamin C, vitamin B1, mangan, axit hữu cơ… rất tốt cho sức khỏe.

Dầu ô liu

Dầu ô liu giàu chất béo và phốt pho, phù hợp cho người mắc bệnh thận. Phần lớn chất béo trong dầu ô liu là loại không bão hòa đơn axit oleic, có đặc tính chống viêm.

 

Chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng trong điều trị hạ Cholesterol máu để ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành với những nguyên tắc sau.
Giảm tổng năng lượng ăn vào trong ngày để giảm cân theo chỉ số khối cơ thể BMI nếu có thừa cân, béo phì.

• Giảm năng lượng của khẩu phần ăn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300Kcal so với khẩu phần ăn của bệnh nhân cho đến khi đạt được năng lượng tương ứng với mức BMI. Cần theo dõi cân nặng và BMI để điều chỉnh tổng lượng calo hàng tháng hoặc hàng quý để phòng giảm cân quá nhanh hoặc quá nhiều.

• Giảm lượng chất béo (lipid): tuỳ theo BMI chất béo chỉ nên chiếm 15-20% tổng năng lượng. Với tỷ lệ chất béo no chiếm =1/3 tổng số chất béo. 1/3 là acid béo chưa no chứa nhiều nối đôi và 1/3 còn lại là acid béo chưa no một nối đôi.Dùng dầu lạc, dầu olive, dầu đỗ tương thay cho mỡ và nên ăn các hạt có dầu như: vừng, lạc, hạt dẻ, hạt bí ngô để cung cấp acid béo không no có nhiều nối đôi omega 3, omega 6. Nếu có điều kiện nên bổ sung dầu cá thiên nhiên vì chứa nhiều acid béo không no. Loại bỏ các thức ăn nhiều acid béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt. Giảm lượng cholesterol ăn vào xuống dưới 250mg/ngày, bằng cách không ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như: óc (2500mg%), bầu dục lợn (375mg%), trứng gà toàn phần (600mg%), gan lợn (300mg%), gan gà (440mg%). Lòng đỏ trứng có nhiều cholesterol, nhưng lại có nhiều lecithin là một chất điều hoà chuyển hoá cholesterol trong cơ thể. Do đó, ở những người có cholesterol máu cao, không nhất thiết kiêng hẳn trứng mà chỉ nên ăn trứng 1-2 lần/tuần.

• Tăng lượng đạm (protein): Sử dụng thịt ít béo như thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da, thịt lợn thăn, nên dùng cá, đậu đỗ. Nên ăn các sản phẩm được chế biến từ đậu tương: sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ, bột đậu tương, sữa chua đậu tương…thực phẩm làm từ đậu tương chứa nhiều estrogen thực vật và isoflavon làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và triglycerid. Năm 1999 cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ đã đưa ra khuyến cáo: Để giảm nguy cơ của bệnh tim mạch nên tiêu thụ ít nhất 25g đậu tương/ngày với bất cứ hình thức chế biến nào. Bớt lượng đạm giàu mỡ như thịt nửa nạc nửa mỡ, thịt chân giò…Lượng protein chiếm khoảng 12-20% tổng năng lượng, bao gồm đạm động vật và đạm thực vật.

• Hạn chế đường, mật, tối đa chỉ nên 10-20 g/ngày.

• Sử dụng ngũ cốc kết hợp với khoai củ. Nên ăn gạo lứt, hoặc giã dối để cung cấp thêm chất xơ góp phần đào thải cholesterol nội sinh ra ngoài.

• Ăn nhiều rau quả: 500g/ngày để cung cấp đủ các vitamin, chất khoáng và chất xơ. Nên sử dụng các thực phẩm giàu chất chống ôxy hoá. Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu các chất chống ôxy hoá có thể giảm tới 20-40% nguy cơ bệnh mạch vành. Các thực phẩm chính chọn lựa đưa vào khẩu phần ăn nhằm chống tác dụng ôxy hoá độc hại của các gốc tự do như thức ăn giàu vitamin E: gía đỗ, dầu thực vật, dầu gấc, các sản phẩm chế biến từ gấc, thức ăn giàu beta-caroten: Cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ chín, xoài, cá loại rau có màu xanh thẫm như: rau ngót, rau muống, rau giền, rau mồng tơi, rau cải soong…Thức ăn giàu vitamin C: các loại rau quả nói chung; thức ăn giàu selen: rau ngót, rau muống, rau cải bắp… Viện nghiên cứu Y học của Mỹ, Khoa dinh dưỡng và thực phẩm của Đại học khoa học quốc gia đã khuyến cáo rằng nên đảm bảo nhu cầu đề nghị cho người trưởng thành là 400mcg folat, 2,4mcg B12 và 1,4 mg B6. Một số thành phần đặc biệt của thức ăn cũng có tác dụng chống ôxy hoá như uống nước chè xanh hàng ngày có thể giảm 44-58 % nguy cơ bệnh mạch vành tim. Tác dụng có lợi cho sức khoẻ do flvonoid, một loại chất chống ôxy hoá có trong các loại chè. Flavonoid làm mất tác dụng của các gốc tự do- phân tử có hoạt tính mạnh di chuyển khắp cơ thể gây ra các phản ứng hoá học có thể huỷ hoại các tế bào, trong đó có tế bào mô tim. Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, việc luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày cũng là một yếu tố quan trọng có tác dụng tích cực đối với sức khoẻ.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp giảm cholesterol máu để điều trị bệnh.

1. Cà rốt: Cà rốt và các loại rau củ quả có màu cam chứa rất nhiều Beta-carotene – 1 loại vitamin A giúp tăng cường sức khỏe của đôi mắt, bảo vệ võng mạc và giúp các bộ phận khác của mắt hoạt động tốt.

2. Lá và rau xanh: chứa nhiều lutein và zeaxanthin – loại chất chống oxy hoá mà đã được các nghiên cứu cho thấy có khả năng làm giảm nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

3. Trứng: Theo các chuyên gia, lòng đỏ trứng rất giàu lutein và zeaxanthin-plus zinc, giúp giảm nguy cơ thoái hoá điểm vàng.

4. Các loại quả thuộc họ cam, quýt và Việt quất: Những loại trái cây này là nguồn vitamin C dồi dào, làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

5. Hạnh nhân: Nghiên cứu cho thấy loại hạt này rất giàu vitamin E, làm chậm sự thoái hoá của điểm vàng. Chỉ cần một ít hạt hạnh nhân là đủ cung cấp khoảng một nửa lượng vitamin cần thiết mỗi ngày.

6. Các loại cá giàu axit béo: Cá ngừ, cá hồi, cá thu và cá cơm rất giàu DHA, một loại axít béo có trong võng mạc của bạn có liên quan đến hội chứng khô mắt.

Việc ăn nhau thai khá phố biến ở thế giới động vật. Hầu hết các động vật có vú ăn nhau thai của chúng sau khi sinh để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, từ những năm 1500 các danh y đã dùng nhau thai để chữa các bệnh như thiếu máu, kiệt sức, giảm đau do sảy thai và giúp điều trị rối loạn chức năng tình dục.

Về tác dụng làm đẹp, các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng, nữ hoàng Cleopatra  đã sử dụng nhau thai cừu trong nhiều năm để gìn giữ sự tươi trẻ của làn da.

Ngày nay, có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh giá trị chống lão hóa da của nhau thai.

Nghiên cứu của Hàn Quốc được công bố trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm Tài nguyên Động vật Hàn Quốc (Food Science of Animal Resources) năm 2015 cho thấy, uống chiết xuất nhau thai lợn làm giảm mất nước qua biểu bì, giảm nếp nhăn và ngăn chặn sự suy giảm collagen

.

Một nghiên cứu khác của Hàn Quốc được công bố trên Tạp chí Tissue Engineering năm 2013 kết luận thành phần các yếu tố tăng trưởng trong nhau thai giúp cải thiện đáng kể tốc độ chữa lành vết thương khi được bôi trên da.

Nghiên cứu của Nhật Bản còn cho thấy, nhau thai đã kích thích sự tăng sinh collagen trong các tế bào nguyên bào sợi ở người. Cộng đồng Y tế của Mỹ cũng đã chấp thuận nhau thai như một nguyên liệu chăm sóc da.

Trong các loại nhau thai được dùng để làm đẹp, nhau thai cừu được các bác sỹ và chuyên gia ưa chuộng hơn cả. Nhau thai cừu rất giàu vitamin, khoáng chất và các yếu tố kích thích tăng trưởng, vì vậy sẽ tăng tốc độ chữa lành và tái tạo tế bào da.

Tiến sỹ Maryam Zamani – bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình và phẫu thuật thẩm mỹ hàng đầu tại London (Anh) đã bào chế nhau thai cừu trở thành nguyên liệu trong nhiều sản phẩm chăm sóc da của mình.

Trẻ hơn 10 tuổi nhờ nhau thai cừu

Theo các nhà khoa học hiện đại, bằng cách kích hoạt nguyên bào sợi, nhau thai cừu giúp tăng lượng collagen, elastin, tái tạo và sản sinh tế bào, trả lại tính đàn hồi cho da. Nhau thai cừu cũng có tác dụng chống oxy hóa, cải thiện chức năng trao đổi chất để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hô hấp trong các mô da. Chúng giúp làm mờ nếp nhăn sâu và cải thiện tình trạng da chảy xệ. Nhau thai cừu cũng chứa nhiều amino acid và enzym SOD giúp ngăn chặn và đào thải hắc sắc tố melanin, giúp loại bỏ nám và vết thâm.

Đặc biệt trong nhau thai cừu còn chứa yếu tố kích thích tăng trưởng tế bào biểu bì (EGF), có vai trò tạo tín hiệu cho sự tăng sinh và tái tạo tế bào da, thúc đẩy quá trình thay da, tái tạo các tế bào da bị tổn thương nên giúp làm mờ tàn nhang, làm trắng da, mờ sẹo, giúp phục hồi nhanh chóng những vùng da bị tổn thương và làm chậm quá trình lão hóa da.

Bên cạnh đó, nguồn vitamin A, C, E và các vitamin nhóm B trong nhau thai cừu có tác dụng nuôi dưỡng da trắng mịn màng, tăng nội tiết tố và làm trẻ hóa làn da. Sử dụng nhau thai cừu không chỉ là cách dưỡng trắng da hiệu quả, lượng Acid hyaluronic trong nhau thai cừu còn kích thích quá trình lên da non, nhanh chóng làm lành sẹo và những vết thâm nâu để lại sau sẹo.

Hiện nay trên thị trường có các sản phẩm chứa nhau thai cừu ở cả dạng kem dưỡng và viên uống chống lão hóa, hết hợp với các thành phần chống lão hóa quý giá như Astaxanthin, Coenzym Q10, Tinh dầu hoa anh thảo, Mật ong lên men, Hyalo –oligo,.. nhanh chóng phục hồi lại làn da, xóa mờ vết nám, tàn nhang và nếp nhăn giúp chị em tìm lại làn da căng mịn, trắng sáng như thuở đôi mươi.

Theo HealthPlus

Bệnh đái tháo đường là một bệnh vô cùng nguy hiểm vì nó gây ra rất nhiều biến chứng. Các biến chứng bao gồm biến chứng mạch máu lớn như bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,… và biến chứng mạch máu nhỏ như bệnh thận đái tháo đường, bệnh võng mạc đái tháo đường, biến chứng thần kinh,… Một trong những biến chứng nguy hiểm ở trên đó là biến chứng võng mạc đái tháo đường – biển chứng có thể gây giảm thị lực, nặng hơn gây mù lòa cho bệnh nhân đái tháo đường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.Nguyên nhân dẫn đến biến chứng võng mạc đái tháo đường

Biến chứng đái tháo đường xảy ra chủ yếu do một nguyên nhân chính là tăng đường huyết và không kiểm soát được lượng đường huyết. Đường huyết tăng cao sẽ ảnh hưởng đến các mạch máu lớn và mạch máu nhỏ. Đối với biến chứng võng mạc đái tháo đường, đường huyết cao làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở đáy mắt (võng mạc mắt) gây ra phình võng mạc, có thể gây tắc mạch.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng đái tháo đường: đái tháo đường lâu năm, chỉ số huyết áp cao, mỡ máu cao, chỉ số cholesterol cao, sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…

Hậu quả của biến chứng võng mạc đái tháo đường

Biến chứng võng mạc đái tháo đường gây giảm thị lực, hậu quả nghiêm trọng nhất là mù lòa vĩnh viễn. Các triệu chứng khi biến chứng võng mạc xảy ra là xuất hiện các đốm đen ở trước mắt, nhìn mờ, mất cảm giác màu sắc, cuối cùng là mù lòa.

Cách phòng ngừa biến chứng mắt đái tháo đường

Biến chứng mắt đái tháo đường thường khó phát hiện, các dấu hiệu thường dễ dàng bị bỏ qua. Khi các triệu chứng đã quá rõ ràng và nặng thì bệnh nhân mới phát hiện bị biến chứng võng mạc đái tháo đường. Để phòng ngừa tốt nhất biến chứng này, bệnh nhân đái tháo đường cần tuân thủ các cách sau:

  • Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các biến chứng đái tháo đường.
  • Tầm soát thường xuyên biến chứng võng mạc đái tháo đường, khám đáy mắt trung bình khoảng 1 năm 1 lần để kiểm soát biến chứng kịp thời.
  • Hạn chế các yếu tố nguy cơ gây tăng cao khả năng biến chứng như mỡ máu, tăng huyết áp,…
  • Tuân thủ chế độ dinh dưỡng và luyện tập lành mạnh dành cho bệnh nhân đái tháo đường.
  • Luôn luôn kiểm soát đường huyết của mình theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, để kiểm soát đường huyết hiệu quả, nên sử dụng các sản phẩm từ thảo dược như khổ qua rừng, dây thìa canh, tảo Spirulina. Trong đó, khổ qua rừng được biết đến qua hàng trăm nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c và ngăn ngừa biến chứng rất tốt ở bệnh nhân đái tháo đường.

Dây thìa canh cũng là một thảo dược có tác dụng kiểm soát và làm giảm đường huyết, ổn định kéo dài hàm lượng đường huyết, giảm cholesterol và lipid trong máu, làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng tiểu đường. Vì vậy, người bệnh nên sử dụng các loại thảo dược này để đem lại hiệu quả điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường tốt nhất.


Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĐCARE có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.
Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 19006436 để được tư vấn trực tiếp.

Các loại bệnh ngoài da phổ biến thường gặp nhất hiện nay là gì? Nhận biết các bệnh ngoài da, triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp chữa trị và phòng ngừa hợp lý nhất. Các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết về cách loại bệnh ngoài da thường gặp nhất hiện nay và học cách chữa trị bệnh với những việc làm cần thiết nhất nhé.

Các bệnh ngoài da thường gặp

 

– Bệnh vẩy nến: Đây là một bệnh ngoài da mãn tính tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại là vấn đề lớn về tâm lý và thẩm mỹ đè nặng khiến người bệnh cảm thấy hoang mang. Bệnh vẩy nến có triệu chứng chính thường gặp là các lớp vẩy trên da có màu đỏ xuất hiện ở tay hoặc chân. Các lớp tế bào da chết xuất hiện thường xuyên và bong tróc gây ngứa và cảm giác khó chịu. Nguyên nhân của bệnh được xác định là do sự rối loạn nội tiết tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da làm xuất hiện từng vảy trắng trên da có cảm giác đau rát, khó chịu

– Bệnh nấm da: đây là một bệnh do nấm gây ra, xuất hiện ở da, lông, tóc và móng gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm thời tiết, môi trường ẩm ướt, các vị trí trên cơ thể nơi ẩm ướt, nhiều mồ hôi.

– Bệnh bạch biến: lá những đốm da bị mất sắc tố chuyển sang màu trắng hoặc đốm nâu xen kẽ, xuất hiện ở các vị trí trên cơ thể như cổ, lưng, mặt, vùng sinh dục,…

– Bệnh zona: bệnh này do virut gây nên có liên quan tới tổ chức thần kinh. Triệu chứng thường thấy là trên da xuất hiện các mịn nước nhỏ bằng hạt đậu xanh, sau đó các mụn nước này lan rộng và kiên kết thành từng mảng dải theo hướng đi của dây thần kinh, sau cùng gây loét và gây tổn thương trên da. Bệnh thường xuất hiện trên mặt, mí mắt, cổ, lưng,…

– Bệnh Eczema: bệnh này còn được gọi là chàm tổ đỉa, một căn bệnh mãn tính khá phức tạp tái phát đi tái phát lại nhiều lần. Dấu hiệu nhận biết là những mảng đỏ với mụn nước xuất hiện trên da và gây cảm giác ngứa dữ dội, thường xuất hiện ở bàn tay.

– Bệnh lang ben: bệnh do virut Pityrosporum orbiculaire gây nên thường có biểu hiện xuất hiện một đốm hay một mảng có màu trắng thường không ngứa hay ngứa ít, nhưng khi ra nắng, đổ mồ hôi thì ngứa nhiều.

– Bệnh hắc lào: bệnh do vi nấm gây ra gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da với các tổn thương có hình tròn như đồng tiền. Bệnh chủ yếu là do vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, người ra nhiều mồ hôi nhưng ít được vệ sinh hoặc do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nước bẩn.

– Bệnh ghẻ: bệnh do kí sinh trùng gây nên. Cảm giác ngứa ngáy dữ dội ở các vị trí như kẽ ngón tay, khủy tay, núm vú, rốn, mặt trước cổ tay… khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, nếu gãi nhiều có thể gây bội nhiễm và nhiễm trùng da.

– Bệnh bỏng da do tiếp xúc với côn trùng: khi bị các côn trùng có nọc độc đốt sẽ xuất hiện các nốt gây ngứa trên da hoặc gây đau rát.

Cách chữa trị bệnh ngoài da

Các bệnh ngoài da xuất hiện ngày càng nhiều và rất phổ biến. Mỗi người đều có thể đứng trước nguy cơ mắc phải các loại bệnh này, vì thế cần có biện pháp phòng chống hiệu quả. Khi mắc bệnh cần được khám và điều trị kịp thời. Với mỗi loại bệnh khác nhau sẽ sử dụng các loại thuốc phù hợp để điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp thực hiện các biện pháp hỗ trợ điều trị. Đối với tất cả các loại bệnh ngoài da khi chữa trị cần tuân thủ theo các yêu cầu sau:

 

– Vệ sinh sạch sẽ cho da mỗi ngày để loại vỏ vi khuẩn, nấm, virut gây bệnh

– Không gãi hay tác động mạnh lên vùng da bị tổn thương để tránh gây viêm nhiễm, thương tổn nặng thêm

– Mặc quần áo thoáng mát, tránh gò bó gây cảm giác khó chịu và tổn thương cho da bị bệnh

– Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý gồm tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin như rau quả tươi để tăng sức đề kháng và thanh nhiệt cơ thể. Đồng thời người bệnh nên tránh ăn các loại đồ ăn cay nóng, uống rượu bia và các chất kích thích vì có thể khiến cho bệnh xấu đi.

– Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc cũng như các phương pháp chữa trị sao cho phù hợp nhất và đảm bảo an toàn. Tránh sử dụng thuốc bừa bãi, nhất là các loại thuốc kháng sinh để tránh gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.